Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the luckywp-table-of-contents domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/html/thelocalbeans_wp/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rank-math domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/html/thelocalbeans_wp/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the ultimate-addons-for-gutenberg domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/html/thelocalbeans_wp/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the updraftplus domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/html/thelocalbeans_wp/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the breadcrumb-navxt domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/html/thelocalbeans_wp/wp-includes/functions.php on line 6114
Định vị giá trị cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới cùng hình ảnh cây cà phê Việt Nam

Định Vị Cà Phê Việt Nam Trên Thị Trường Thế Giới

Vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới không dừng lại ở giá trị xuất khẩu mà còn thể hiện trong quá trình du nhập và phát triển của hạt cà thơm tại nơi đây. Tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này, hãy cùng The Local Beans đi từ lịch sử cho đến hiện tại, sau đó nhận diện vị thế cà phê Việt Nam so với các quốc gia khác và câu chuyện đằng sau danh tiếng đó. 

cây cà phê Việt Nam

Sơ lược về ngành cà phê Việt Nam

Du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ 19, cho đến nay, cà phê đã trở thành một trong những cây công nghiệp chủ lực của nước ta, đem lại giá trị xuất khẩu vượt 3 tỷ USD hàng năm. Từ đó, đưa Việt Nam tiến gần hơn danh hiệu nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất với khoảng 40% thị phần và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil.

Lịch sử cà phê Việt Nam

Lịch sử cafe Việt Nam bắt đầu từ năm 1857, khi người Pháp đưa hạt cà vào miền Bắc nước ta. Lúc ấy, giống Arabica được trồng thử nghiệm tại các tỉnh như Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, sau đó lan sang một số tỉnh miền trung như Quảng Trị, Quảng Bình. Cuối cùng, cà phê được đưa đến các tỉnh phía Nam của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Kết thúc chuyến hành trình, người ta nhận ra Tây Nguyên là địa điểm thích hợp nhất để trồng cà phê, bởi lợi thế về đất đỏ và khí hậu phù hợp tại nơi đây.

Ban đầu, nông dân trồng nhiều cà phê chè trên vùng đất Tây Nguyên, nhưng trong quá trình sinh trưởng, loại giống này có khả năng chống lại bệnh gỉ sắt kém và dần thoái hoá. Vào năm 1908, người Pháp mang hai loại cà phê khác đến Việt Nam là Robusta (cà phê vối) và Excelsa (cà phê mít), nhằm thay thế Arabica. Tại đây, với khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi đã cung cấp điều kiện trồng tối ưu, cây cà phê phát triển mạnh mẽ và diện tích đất canh tác ngày càng tăng.

Sau thắng lợi của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954, văn hóa cà phê nước ta cơ bản được hình thành. Các quán cà phê ban đầu xuất hiện với mục đích là nơi tụ tập xã hội, trao đổi thông tin và giao dịch kinh doanh. Cho đến năm 1986, Việt Nam mở cửa giao lưu thế giới, quá trình hội nhập toàn cầu đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội trên cả nước. Chính phủ Việt Nam tập trung nguồn lực đầu tư vào ngành cà phê, hướng tới nâng tầm cà phê thành ngành công nghiệp mũi nhọn.

Sản xuất cà phê Việt Nam ngày càng phát triển vượt bậc cả về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu. Nhờ bước mở đầu thuận lợi, nhiều công ty sản xuất và kinh doanh cà phê được thành lập như Trung Nguyên (năm 1996) và Highlands Coffee (năm 1998). Kết quả là cuối thế kỷ XX, Việt Nam chính thức trở thành nước sản xuất cà phê hàng đầu Đông Nam Á, đồng thời giữ vị trí thứ hai thế giới sau Brazil, với hơn 90% đất trồng giống Robusta đặc trưng.

Khẳng định vị thế cà phê Việt Nam

Vị thế ngành cà phê Việt Nam không chỉ thể hiện qua sự phát triển của quá trình sản xuất, trao đổi cà phê trong nước và quốc tế, mà còn đính kèm với văn hoá cà phê đặc trưng nơi đây. Khác với thời điểm mới du nhập vào Việt Nam, ngày nay đã xuất hiện nhiều nhãn hiệu cà phê địa phương được biết đến và đánh giá cao trên thị trường quốc tế, trở thành tiền đề cho việc tăng giá trị lẫn uy tín của ngành công nghiệp cà phê nước ta. 

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cà phê ước tính đạt 882 nghìn tấn, trị giá 2,02 tỷ USD, tuy giảm 2,2% về sản lượng, nhưng giá trị xuất khẩu vẫn cao hơn cùng kỳ năm trước (tăng 0,2%). Thực tế, cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và khu vực nhập khẩu chủ yếu cà phê từ nước ta là thị trường Châu Âu (EU), Mỹ, Đông Nam Á. Trong đó, EU hiện là thị trường tiêu thụ Việt Nam lớn nhất, chiếm hơn 16% thị phần so với các nước khác.

Chất lượng hạt cà Robusta Việt Nam đã được các thị trường hàng đầu công nhận, bằng chứng là giá trị xuất khẩu luôn đạt mức tăng trưởng mạnh so với nhiều cường quốc khác. Ngoài ra, cà phê Việt còn nhận được vô số lời khen ngợi từ các báo chí uy tín quốc tế, theo đó, cà phê sữa đá hay pha phin nhỏ giọt là món ưa thích của nhiều chính trị gia nước ngoài và ngôi sao nổi tiếng khi ghé thăm Việt Nam. 

một vùng trồng trọt/canh tác cà phê của Việt Nam

Cơ hội của cà phê Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới

Một số điểm mạnh của Việt Nam có thể kể đến như điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp phát triển cây cà phê, hay kỹ thuật canh tác ngày càng cải tiến nhờ áp dụng phương pháp thâm canh lẫn xen canh, tưới nước tiết kiệm, sản xuất có chứng nhận và nhất là tái canh tác vùng sản lượng kém, đã góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng hạt cà phê.

Điểm thuận lợi khác thuộc về nội lực Nhà nước và doanh nghiệp nước ta, là nhận thức nhạy bén về biến động thị trường, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp, nhằm mở rộng tiềm năng xuất khẩu ngành công nghiệp cà phê. 

Bên cạnh lợi thế từ bên trong, ngành cà phê Việt Nam còn may mắn sở hữu nhiều ưu thế từ thị trường. Đầu tiên, giá thành Robusta đang tăng mạnh trước lo ngại nguồn cung khan hiếm, bởi trong những năm gần đây, sản lượng cà phê tại Brazil và Indonesia (hai đối thủ mạnh của nước ta trên thị trường xuất khẩu) đã giảm đáng kể do ảnh hưởng của những đợt hạn hán, sương giá liên tiếp. 

Hơn nữa, đại dịch kéo dài làm chuỗi cung ứng toàn cầu bị đình trệ, chưa khôi phục hoàn toàn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lẫn vận chuyển trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên tín hiệu tích cực cho riêng Việt Nam là nhờ đó giá cà phê thị trường thế giới tăng mạnh, vô hình trung kéo theo giá trị của Robusta nước ta.

Một số thách thức của cà phê Việt Nam khi xuất khẩu ra thế giới

Trên cương vị là nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới nhưng người nông dân trồng cà phê và doanh nghiệp Việt vẫn gặp phải một số khó khăn trong bối cảnh hiện tại, đơn cử như giá cà phê xuất khẩu đang dừng ở mức thấp, phần lớn sản phẩm đưa ra thị trường là cà phê nhân thô với chất lượng thông thường (chiếm hơn 80% khối lượng).

Về chất lượng, cà phê nguyên liệu khi thu hoạch không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về độ chín, còn lẫn các tạp chất dẫn đến chất lượng tổng thể thấp. Bên cạnh đó, cà phê Việt chưa được thế giới nhận diện rõ ràng khi so sánh với những nước khác, đồng thời chưa tham gia chính thức vào chuỗi giá trị toàn cầu. 

Thực tế đã chứng minh, các khu vực sản xuất cà phê chưa phát triển một cách bền vững, việc tăng năng xuất chủ yếu do mở rộng diện tích, nhưng không chú trọng đến sản lượng. Trong khi đó, nhiều nước “bạn hàng” lớn ra sắc lệnh nghiêm cấm nhập khẩu cà phê có liên quan đến nạn chặt phá rừng. Đây được xem là bài toán khó cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc thúc đẩy ngành cà phê phát triển theo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế.

Đi kèm với yêu cầu trồng trọt “xanh”, các thị trường tiêu thụ còn có nhiều quy định về dư lượng thuốc trừ sâu đối với cây cà phê. Thực tế này đòi hỏi doanh nghiệp phải điều chỉnh phương thức sản xuất phù hợp để đảm bảo việc tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn mới, phục vụ hoạt động xuất khẩu.

Một thách thức khác của ngành cà phê Việt Nam là quá trình thu hoạch chủ yếu theo hướng thủ công, hình thức này làm lẫn lộn quả xanh và chín dẫn đến chất lượng cà phê sau chế biến thấp. Việc thiếu các máy móc cùng công nghệ hiện đại đã khiến ngành công nghiệp cà phê chênh lệch về quy mô, khi trang thiết bị máy móc đơn giản, không được đầu tư cao.

Ngoài ra, Nhà nước cũng chưa có chính sách chỉ đạo quản lý linh hoạt về đầu tư vào khâu chế biến sản phẩm, khiến nhiều cơ sở thiếu định hướng trong việc sản xuất và kinh doanh. 

người nông dân và cà phê

Giải pháp nâng tầm cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới 

Xác định được lợi thế và thách thức trong sản xuất, song chưa nhiều doanh nghiệp và thương hiệu biết cách tận dụng thời cơ để nâng tầm cà phê trên thị trường một cách bền vững. Dưới đây là một số giải pháp được đề xuất nhằm tăng giá trị ngành cà phê Việt Nam.

Tập trung xây dựng vùng trồng cà phê chất lượng cao

Nhằm đảm bảo yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, Việt Nam cần xây dựng nhiều hơn vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn, kèm với việc tái canh tác các vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp. Bên cạnh đó, quá trình thu hoạch cần tập trung lựa chọn trái chín, ngon nhất và chuẩn bị cơ chế sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu để nâng cao chất lượng hạt cà phê xuất khẩu.

Về hàm lượng chất dinh dưỡng của sản phẩm, vùng canh tác cà phê cần có kế hoạch sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tuân theo mức tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu, ví dụ như: VietGAP, 4C, Rainforest Alliance, Organic, UTZ (quy trình sản xuất cà phê bền vững) để tạo ra sản phẩm cà phê sạch chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Đồng thời, đầu tư vào quy hoạch kết cấu hạ tầng, hình thành vùng nguyên liệu quy mô lớn, tập trung, hiện đại. Khuyến khích các doanh nghiệp đưa kỹ công nghệ cao vào sản xuất cà phê và tạo mối quan hệ bền vững giữa các vùng trồng với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

Riêng các doanh nghiệp cần quan tâm hơn việc xây dựng thương hiệu bằng cách phát triển sản phẩm, lựa chọn chiến lược quảng bá, marketing phù hợp với điều kiện của từng đơn vị. Để thực hiện điều đó, không thể không kể đến vai trò Nhà nước trong việc đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp, thông qua các chiến dịch truyền thông, quảng bá hình ảnh cà phê Việt Nam đến bạn bè thế giới. 

Chuyển hướng cà phê chế biến sâu để nâng cao giá trị xuất khẩu

Nổi tiếng với việc xuất khẩu thô, nhưng nhờ sản phẩm cà phê chế biến sâu như hòa tan, rang xay, bột và đóng lon, v.v… mới là chìa khóa nâng cao giá trị cho cà phê Việt Nam, đồng thời tạo dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Chính vì vậy, thay cho việc xuất khẩu số lượng lớn cà phê nhân, doanh nghiệp nên có sự dịch chuyển dần sang chế biến sâu, sản xuất ra những sản phẩm tinh chế, đáp ứng toàn bộ nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng thế giới. 

Các doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu thị trường, đồng thời đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu trong quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm cà phê của Việt Nam. Về phía Nhà nước cũng cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích các công ty tư nhân đẩy mạnh hoạt động chế biến sâu.

Nhìn chung, cà phê Việt Nam đang có vị thế nhất định trên thị trường quốc tế, nhưng để duy trì và đạt những mục tiêu cao hơn trong tương lai, cần có những chính sách hướng đến tăng giá trị cà phê và chú trọng phát triển bền vững. Đồng thời, nông dân lẫn doanh nghiệp cần nhanh nhạy với nhu cầu thị trường, đầu tư vào công nghệ chế biến để nâng tầm thương hiệu cà phê Việt.

Thông qua bài viết, The Local Beans đã cung cấp cho quý khách hàng các thông tin sơ lược về ngành cà phê Việt Nam. Từ đó làm rõ vị thế hạt cà thơm nước ta, cùng những cơ hội và thách thức khi thực hiện nâng tầm cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, hướng tới những mục tiêu cao hơn trong tương lai. 

Nguồn tham khảo: